Tác hại của ánh sáng xanh đến đôi mắt như thế nào ?

 

Gần đây chúng ta thường được đọc các bài báo ,bài viết về tác hại của ánh sáng xanh. Ảnh hưởng của nó rất nguy hại  ,thứ ánh sáng này phát ra từ chính những thiết bị mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Vậy ánh sáng xanh là gì ? và nó ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào ? Hãy cùng Mắt Kính Đẹp tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Ánh sáng xanh nhân tạo có nguy cơ gây mù lòa ? 

4 lí do bạn nên mua một chiếc kính lọc ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh là gì ?

Trong vật lý lượng tử ,Ánh sáng xanh thường được định nghĩa là ánh sáng có bước sóng từ 380nm-500nm và nằm trong nhóm ánh sáng có thể nhìn thấy được. Ánh sáng xanh có trong quang phổ của mặt trời , bao gồm ánh sáng màu đỏ,cam,vang và lam tạo thành ánh sáng trắng là thứ ánh sáng mà ban ngày chúng ta nhìn thấy.Giữa bước sóng và năng lượng của có mối quan hệ nghịch đảo với nhau , các tia sáng có bước sóng càng ngắn thì chứa năng lượng càng cao và những tia sáng có bước sóng tương đối dài thì mang năng lượng thấp hơn.Chính vì vậy  ,ánh sáng xanh mang năng lượng cực cao và có thể nhìn thấy được.

Trên các loại màn hình , ánh sáng xanh có trong dải màu hiển thị giúp hình ảnh hiển thị chân thực và đẹp hơn.Tuy nhiên ,ánh sáng xanh nhân tạo không giống với ánh sáng tự nhiên trong môi trường. Chúng có ảnh hưởng cực lớn đến cơ thể nếu bạn tiếp xúc với chúng trong thời gian dài.

 

Tác hại của ánh sáng xanh

  Căn bệnh thoái hóa điểm vàng

Căn bệnh thoái hóa điểm vàng hay còn được gọi là bệnh thoái hóa hoàng điểm , là sự thoái hóa của các tế bào thần kinh chứa trong điểm vàng khiến cho mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm là cho hình ảnh rất mờ ,không rõ rang, phần chính giữa bị méo mó biến dạng.Giống như “một dịch bệnh thầm lặng” vì nó không có dấu hiệu nào rõ rang ,không mang đến cảm giác khó chịu hay đau đớn.Nhưng khi căn bệnh đã phát triển tới một mức độ , nó có thể gây mù hoàn toàn. Đối với căn bệnh này , hiện giờ chưa có một phương pháp điều trị nào , các phương pháp chỉ nhầm làm chập quá trình phát triển của bệnh mà thôi.

 

Chúng ta có thể nhìn thấy thế giới xung quanh một cách sống động là nhờ có võng mạc và phần trung tâm  võng mạc gọi là điểm vàng.Điểm này là một bộ phận trung tâm,chứa nhiều tế bào thần kinh  và có vai trò quan trọng trong việc thu nhận hình ảnh , nhận biết màu sắc và độ sắc nét của hình ảnh.

 

Như chúng ta đã biết ,mắt con người có khả năng lọc ánh sáng xanh rất kém , tia sáng mang năng lượng cao sẽ đi qua giác mạc và thủy tinh thể chiếu trực tiếp vào võng mạc. Gây tổn thương các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc.Đây là nguyên nhân gây ra căn bệnh thoái hóa điểm vàng và khiến căn bênh này ngày càng trẻ hóa

Nguồn:suckhoedoisong.vn-Cơ quan ngôn luận của bộ y tế

 

  Hội chứng thị giác màn hình

Có một điều ngạc nhiên là đa số người sẽ cảm thấy bình thường khi cảm thấy đau mắt ,nhức mắt khi sử dụng máy tính quá lâu. Nhưng đây chính là những triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình (Computer Vision Syndrome), cùng điểm qua một số triêu chứng chính của hội chứng này :

  • Nhức đầu
  • Mất tập trung
  • Cay mắt
  • Đôi mắt mệt mỏi
  • Hoa mắt
  • Mờ mắt
  • Nhức mắt
  • Đau cổ và vai

Đau mỏi vai gáy -Hội chứng thị giác màn hình

Triệu chứng khi phát triển ,có thể sẽ rất gây khó chịu cho người mắc phải . Chúng sẽ làm giảm hiệu suất công việc , làm tăng tần suất đau đầu nhức mỏi cổ và vai.Sau một thời gian dài ,cùng với những tư thế ngồi không đúng có thể dẫn đến căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Một số biển pháp giảm thiếu tác hại của ánh sáng xanh

  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kì ,để các bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và chữa trị cho bạn
  • Giảm lượng thời gian sử dụng máy tính khi bạn mắc phải những triệu chứng trên
  • Sử dụng kính chống ánh sáng xanh khi bạn phải sử dụng máy tính trong thời gian dài
  • Áp dụng công thức 20-20-20 ,sau 20p hãy nghỉ ngời tầm 20 giây và nhìn vào một vật cách đó 20 feet
  • Tư thế ngồi đúng cách và luôn để mắt cách xa một khoảng tầm 30-50cm tùy vào độ rộng màn hình
  • Luôn để độ sáng trong phòng làm việc hợp lý  ,giữ độ tương phản của màn hình một cách hợp lí

Mắt kính đẹp – luôn đồng hành cùng sức khỏe đôi mắt của bạn